Mệt mỏi với kiểu người đi đâu, làm gì cũng phải chụp hình ‘cúng’ Facebook
Hãng bay của Việt Nam đoạt giải thưởng quốc tế về hạng ghế
+ Phí xử lý giao dịch ngoại tệ: 1% giá trị giao dịch.
Lợi nhuận Q.I cao nhất lịch sử SHB, mục tiêu 2024 tăng 22%, chia cổ tức 18%
Chị Lương Thị Yến Vân, người sáng lập Hợp tác xã Vườn nhà Đà Lạt (xã Xuân Thọ, TP.Đà Lạt, Lâm Đồng), được nhiều người biết đến khi đưa ra thị trường sản phẩm bí sợi mì, có lúc gây sốt trên mạng. Trước thềm Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, chị tiếp tục gây bất ngờ khi tung ra sản phẩm độc đáo và lạ mắt cải xoăn kale nhiều màu.Đưa PV tham quan vườn cải xoăn chủ nhân cho biết cải xoăn kale là một loại cải thuộc họ thân thảo, xoăn ở phần rìa, bình thường có màu xanh hoặc tím. Tuy nhiên, nhờ tìm tòi chị tìm được giống cải xoăn kale nhiều màu sắc.Vụ này, chị Yến Vân đưa ra thị trường gần 1.000 gốc cải xoăn được trồng trong chậu với nhiều màu sắc khác nhau. Có chậu bắp cải màu xanh nhưng nhụy màu hồng, hoặc trắng tím; có chậu búp có vân xanh trắng, xanh vàng nhụy màu tím đậm…Thoáng nhìn nhiều người lầm tưởng một giống hoa mới.Theo chị Yến Vân mục đích chị trồng trong chậu để bán cho người tiêu dùng chưng Tết. Tuy nhiên khi cần ăn có thể trảy bớt lớp lá gần gốc để trộn như xà lách hoặc xào nấu. Mỗi chậu cải xoăn màu xanh bình thường giá 80.000 đồng, với những chậu nhiều màu giá dao động từ 12.000- 150.000 đồng/chậu.Cải kale có vị đắng và được cho là có họ hàng gần với các loại rau như bắp cải, bruxen, súp lơ xanh. Loại cải này xuất hiện ngày càng nhiều trong các bữa ăn gia đình nhờ vào độ tươi ngon và cực kỳ bổ dưỡng cho sức khỏe. Cũng theo chị Yến Vân, thành phần dinh dưỡng của cải xoăn kale là sự tích hợp của nhiều nhóm vitamin như vitamin A, vitamin K, vitamin B6, canxi, sắt, phốt pho,... hỗ trợ tăng cường sức khỏe và giúp con người phòng ngừa nhiều chứng bệnh như tiểu đường, bệnh tim, ung thư, tiêu hóa... Cải xoăn còn cung cấp chất chống oxy hóa.Như Thanh Niên đã thông tin, chị Yến Vân lớn lên cùng với những vườn rau của ba mẹ, chị đã nuôi dưỡng niềm đam mê nông nghiệp từ thuở bé. Cách đây vài năm, chị Yến Vân tìm tòi những giống cây mới, phát hiện bí sợi mì (giống Nhật). Chị tìm cách nhập giống về trồng thử và gặt hái thành công. Sau đó, chị huy động bà con tại địa phương thành lập hợp tác xã để đáp ứng nhu cầu cung cấp, đồng thời cho nhập các giống rau củ mới, lạ như khoai tây tím, ớt chuông trái cây để cạnh tranh với các mặt hàng khác.Không chỉ tìm giống cây mới, chị còn quan tâm đến việc kỹ thuật của các nông dân, hướng dẫn từng người cách trồng, chăm sóc để đảm bảo được chất lượng, mở thêm xưởng sấy rau củ quả Đà Lạt để đa dạng hóa sản phẩm.Hiện nay, hợp tác xã Vườn nhà Đà Lạt với quy mô hơn 1,7 hec-ta, liên kết và giải quyết việc làm cho 125 hộ dân.Hình ảnh vườn cải xoăn kale nhiều màu.
Ngày 5.1, Sở VH-TT tỉnh Bình Định phối hợp với Viện Nghiên cứu văn hóa (Viện Hàn lâm khoa học xã hội Việt Nam) tổ chức Hội thảo khoa học quốc tế bảo vệ, phát huy di sản văn hóa phi vật thể và võ cổ truyền Bình Định. Phát biểu tại hội thảo, ông Nguyễn Tuấn Thanh, Phó chủ tịch UBND tỉnh Bình, cho biết võ cổ truyền Bình Định có từ ngàn xưa, thời cha ông đi mở cõi, có mặt ở nhiều khía cạnh đời sống văn hóa và được lưu truyền đến ngày nay. Không chỉ là hoạt động thể thao rèn luyện thể lực, trí lực, tâm lực mà võ cổ truyền Bình Định còn trở thành linh hồn của đất và người Bình Định, chứa đựng nhiều đạo lý, triết lý sống.Theo ông Thanh, tỉnh Bình Định đã triển khai đề án bảo tồn và phát huy võ cổ truyền; hỗ trợ kinh phí duy trì, trao truyền, phát triển các lò võ tiêu biểu, các câu lạc bộ võ thuật; tổ chức biên soạn và đưa võ cổ truyền vào truyền dạy trong trường học, tạo điều kiện để phát triển thể dục, thể thao. Qua đó, tìm kiếm, phát hiện những tài năng trẻ để kịp thời bồi dưỡng, rèn luyện, đưa vào các đội tuyển của tỉnh…Tại hội thảo, các đại biểu đã tập trung thảo luận, đóng góp ý kiến về các nội dung khoa học như: võ cổ truyền Bình Định từ góc nhìn di sản văn hóa phi vật thể; bảo vệ và phát huy di sản võ - bài học từ các nước; võ cổ truyền Bình Định - bản sắc địa phương, sự biến đổi và hội nhập; bảo vệ và phát huy di sản văn hóa phi vật thể trong bối cảnh đương đại: trường hợp võ cổ truyền Bình Định và các di sản khác.Ông Hoàng Đạo Cương, Thứ trưởng Bộ VH-TT-DL, cho biết Việt Nam tự hào có 16 di sản văn hóa phi vật thể được UNESCO ghi danh trong danh sách di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại và danh sách di sản văn hóa phi vật thể cần bảo vệ khẩn cấp. Đây không chỉ là minh chứng cho sự phong phú và đa dạng của di sản văn hóa phi vật thể của các cộng đồng tộc người ở Việt Nam, mà còn là cam kết mạnh mẽ của chúng ta trong việc chung tay cùng cộng đồng quốc tế bảo vệ di sản, đóng góp vào các mục tiêu phát triển bền vững của Chính phủ Việt Nam và Liên Hiệp Quốc.Theo Thứ trưởng Hoàng Đạo Cương, hội thảo này mang lại nhiều ý nghĩa khoa học và thực tiễn, là dịp để các nhà khoa học quốc tế và trong nước cùng nhau nhận diện giá trị của di sản văn hóa phi vật thể nói chung, võ cổ truyền Bình Định nói riêng, hướng tới việc hoàn thiện hồ sơ võ cổ truyền Bình Định đệ trình UNESCO ghi danh vào danh sách Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Đây là nhiệm vụ quốc gia, không chỉ nhằm mục đích bảo vệ di sản cho thế hệ hiện tại và tương lai mà còn là cơ hội để giới thiệu tinh hoa văn hóa Việt Nam với thế giới, khẳng định vị thế trên bản đồ di sản văn hóa toàn cầu."Chúng tôi tin rằng, các nhà khoa học, các võ sư và cộng đồng thực hành di sản sẽ có những đóng góp thiết thực cả về lý luận lẫn thực tiễn cho những định hướng bảo vệ và phát huy giá trị võ cổ truyền Bình Định, mở ra cơ hội hợp tác quốc tế, giao lưu văn hóa và quảng bá sâu rộng di sản võ thuật truyền thống", Thứ trưởng Hoàng Đạo Cương nói.Bình Định hiện có 136 võ sư, võ sư cao cấp, đại võ sư, 110 chuẩn võ sư, 254 huấn luyện viên, 4.474 võ sinh tập luyện thường xuyên (không tính các võ phái Bình Định dạy võ trong nước và nước ngoài).
Xem 'Cẩm nang tuyển sinh 2024' phiên bản điện tử
Sinh năm 1965 tại Hà Nội, cô Phạm Thị Hiền sớm phải đối diện với khó khăn khi một cơn sốt bại liệt năm hơn 1 tuổi đã cướp đi khả năng vận động, khiến cho cuộc sống của cô trở thành một cuộc chiến không ngừng nghỉ. Dù cơ thể bị khiếm khuyết, nhưng trái tim của cô chưa bao giờ chịu khuất phục. Chính sự kiên cường, cùng tình yêu thương vô hạn từ gia đình đã giúp cô Hiền vượt qua những tháng ngày đau đớn, mặc dù di chứng của bệnh vẫn bám theo suốt cuộc đời.Từ những ngày đầu tập tễnh với nghề may, cô Hiền không ngừng học hỏi, vươn lên để trở thành một tấm gương sáng về nghị lực và sự cống hiến. Tham gia Hội Người khuyết tật Q.Hoàn Kiếm từ năm 2009, cô Hiền đã giúp đỡ những người cùng hoàn cảnh, tạo cơ hội việc làm và phát triển các dự án mang lại lợi ích bền vững cho người yếu thế. Một trong những dự án tiêu biểu chính là "Hoa vải tái chế tạo sinh kế cho phụ nữ khuyết tật".Cô Phạm Thị Hiền kết nối với các nhà xưởng, đơn vị thời trang may mặc đồng hành hỗ trợ phụ nữ khuyết tật. Những tấm vải vụn đủ kích cỡ, màu sắc thường bỏ lại sau may vá, không có giá trị sử dụng, nguy cơ gây ô nhiễm môi trường đã được những "người thợ đặc biệt" tạo thành sản phẩm ý nghĩa.Tại xưởng tái chế vải vụn, cô Phạm Thị Hiền tận tình hướng dẫn, chỉ dạy các hội viên nữ gia công sản phẩm hoàn thiện. Dưới bàn tay khéo léo và tâm huyết của hội viên phụ nữ trong Hội Người khuyết tật Q.Hoàn Kiếm, tấm vải vụn thô ban đầu biến hóa thành sản phẩm nghệ thuật độc đáo. Đó có thể là những bông hoa đủ sắc màu, chiếc nơ nhỏ xinh, giỏ hoa, chiếc khẩu trang hay bức tranh xinh đẹp… Vừa trực tiếp giảng dạy, cô Hiền còn chủ động tìm kiếm thị trường đầu ra cho sản phẩm.Cô Hiền chia sẻ: "Những phụ nữ khuyết tật thường cảm thấy tự ti, không có cơ hội tham gia vào các hoạt động xã hội, thậm chí còn bị phân biệt đối xử. Tôi muốn tạo ra một sân chơi, nơi mà họ không chỉ có việc làm mà còn được thể hiện sự sáng tạo, được công nhận và tôn vinh".Dự án này không chỉ giúp chị em khuyết tật có nguồn thu nhập ổn định mà còn góp phần nâng cao nhận thức về bảo vệ môi trường. Năm 2024, dự án đã vinh dự đạt giải khuyến khích cuộc thi "Phụ nữ thủ đô Khởi nghiệp sáng tạo - Chuyển đổi xanh". Đây không chỉ là sự ghi nhận cho những nỗ lực bền bỉ mà còn là động lực để cô Hiền và các thành viên tiếp tục mở rộng mô hình, giúp đỡ thêm nhiều người yếu thế.Với ước mơ mở rộng quy mô dự án, đào tạo nghề cho nhiều người khuyết tật hơn nữa, cô Hiền luôn cố gắng nỗ lực để có được sự đồng hành từ các mạnh thường quân, tổ chức phi Chính phủ và cộng đồng. Sự đóng góp dù nhỏ cũng có thể giúp những người yếu thế có được cuộc sống tốt đẹp hơn, tự tin hơn và không bị bỏ lại phía sau.Chương trình Trạm yêu thương, chủ đề "Hành trình rực rỡ" kể câu chuyện về cô Phạm Thị Hiền, một người phụ nữ dũng cảm và kiên cường, hình mẫu cho nghị lực vươn lên trong cuộc sống, lan tỏa tình yêu thương dành cho cộng đồng người khuyết tật, phát sóng vào 10 giờ ngày 15.2 trên kênh VTV1.